Phân tích cơ bản 05.02.2024
NHÓM CHỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP
1. Nhóm chỉ số khả năng sinh lời là gì?
Nhóm chỉ số khả năng sinh lời là những chỉ số tài chính dùng để đo lường mức độ thành công của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận. Nhóm chỉ số này phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc sử dụng các nguồn lực của mình để tạo ra giá trị cho cổ đông.
2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (Return on Assets – ROA)
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là một chỉ số tài chính cho thấy mức độ khả năng sinh lời và hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản của mình để tạo ra doanh thu. Chỉ số này cho biết quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ mỗi đồng được đầu tư vào tổng tài sản của doanh nghiệp, qua đó phản ánh khả năng sinh lợi của các tài sản hoặc tần suất khai thác các tài sản của doanh nghiệp.
Ví dụ: Một doanh nghiệp X có lãi ròng là 10.000 tỷ VNĐ trong hoạt động hiện tại và sở hữu tài sản trị giá 50.000 tỷ VNĐ theo bảng cân đối kế toán thì:
ROA = (
Điều này có nghĩa ROA của doanh nghiệp X là 20%, mỗi 100 đồng tài sản đầu tư vào sẽ mang lại 20 đồng lợi nhuận ròng mỗi năm.
ROA trên 5% thường được cho là tốt và trên 20% được cho là xuất sắc. Tuy nhiên, ROA phải luôn được so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành.
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần phải so sánh ROA của chính doanh nghiệp trong quá khứ. ROA cao và tăng trưởng ổn định nhiều năm liền cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản của mình một cách hiệu quả để tạo ra lợi nhuận. Ngược lại, nếu ROA cao hơn trung bình ngành nhưng giảm so với qua khứ có thể cho thấy rủi ro đầu tư.
3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Return on Sales - ROS)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ số tài chính đo lường khả năng sinh lời của một doanh nghiệp. Chỉ số này cho biết cái nhìn sâu vào lợi nhuận được tạo ra trên mỗi đồng doanh thu hay lợi nhuận đang chiếm bao nhiêu phần trăm trên doanh thu.
Ví dụ: Doanh nghiệp ABC có doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 181.298 tỷ VNĐ và 28.910 tỷ VNĐ có ROS là:
ROS = (
ROS được sử dụng như một chỉ số về cả hiệu quả và lợi nhuận vì nó cho thấy hiệu quả của một doanh nghiệp trong việc sản xuất các sản phẩm và dịch vụ cốt lõi của mình cũng như cách quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, ROS chỉ nên được sử dụng để so sánh các đoanh nghiệp trong cùng ngành vì chúng rất khác nhau giữa các ngành. Ví dụ: một chuỗi cửa hàng thực phẩm có ROS thấp hơn so với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ. Đồng thời, việc so sánh ROS của chính doanh nghiệp trong quá khứ cũng rất quan trọng trong quyết định đầu tư.
4. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity - ROE)
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu là chỉ số tài chính đo lường hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp. Chỉ số này cho biết doanh nghiệp kiêm được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu hàng năm, chỉ số được tính bằng cách chia lợi nhuận ròng cho vốn chủ sở hữu.
Ví dụ: A, B đều là những doanh nghiệp dẫn đầu ngành. Để so sánh doanh nghiệp nào có thể kiếm thu nhập tốt hơn dựa trên báo cáo tài chính được phát hành công khai của mỗi doanh nghiệp.
Chỉ số tài chính 2022 |
A |
B |
Vốn chủ sở hữu bình quân |
500 tỷ VNĐ |
200 tỷ VNĐ |
Lợi nhuận sau thuế |
100 tỷ VNĐ |
100 tỷ VNĐ |
ROE |
20% |
50% |
Với cùng lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp B có tỷ số ROE cao hơn doanh nghiệp A. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp B sử dụng vốn chủ sở hữu hiệu quả hơn doanh nghiệp A.
ROE cao được xem là dấu hiệu tốt khi lợi nhuận ròng có được từ hoạt động sản xuất kinh doanh lớn hơn rất nhiều so với số lượng vốn chủ sở hữu. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang phát triển mạnh. Tuy nhiên, nếu vốn chủ sở hữu thấp hơn nhiều so với lợi nhuận ròng có thể cho thấy dấu hiệu rủi ro. Đồng thời, vốn chủ sở hữu cũng sẽ giảm khi doanh nghiệp dư nợ quá nhiều. Lúc này, kết quả tính được của chỉ số ROE cũng cao bất thường.
5. Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin)
Biên lợi nhuận gộp là một chỉ số tài chính quan trọng để đo lường tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Lợi nhuận gộp là lợi nhuận sau khi trừ đi giá vốn bán hàng. Nói một cách đơn giản, biên lợi nhuận gộp của một doanh nghiệp là số tiền doanh nghiệp kiếm được sau khi tính toán chi phí kinh doanh.
Ví dụ: Doanh nghiệp ABC có tổng doanh thu bán hàng của là 4000 tỷ VNĐ trong năm. Giá vốn hàng bán của công ty là 3250 tỷ VND. Giá vốn hàng bán bao gồm chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu thô và chi phí sản xuất chung để sản xuất ra sản phẩm. Lợi nhuận gộp của doanh nghiệp ABC được tính như sau
Lợi nhuận gộp = 4000 – 3250 = 750
Biên lợi nhuận gộp = (
Biên lợi nhuận gộp cao cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang ổn định và có khả năng sinh lời. Ngược lại biên lợi nhuận thấp cho thấy doanh nghiệp thu về ít lãi. Điều này có thể bắt nguồn từ việc doanh việc đang bán sản phẩm với giá thấp hơn hoặc giá thành sản phẩm (chi phí sản xuất) cao hơn so với thị trường.
Biên lợi nhuận gộp cũng được sử dụng để so sánh hiệu quả của các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Tỷ số này cao hơn cho thấy doanh nghiệp có hiệu quả hơn trong việc sản xuất và bán hàng so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.
Có thể thấy, nhóm chỉ số khả năng sinh lời là cơ sở quan trọng để các nhà quản trị đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mình cũng như đối thủ cạnh tranh. Nhóm chỉ số này cung cấp thông tin hữu ích về khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó giúp các nhà quản trị đưa ra những quyết định kinh doanh sáng suốt hơn.
Ngoài ra, nếu bạn là một nhà đầu tư mới cần tìm hiểu về cách đầu tư chứng khoán, hãy truy cập ngay website “MASTER ACADEMY - HỌC CÙNG MAS, TRỞ THÀNH MASTER” để tham gia các khóa học từ cơ bản đến nâng cao nhằm nâng cao kiến thức đầu tư và kinh nghiệm thực tế từ các chuyên gia của CTCK Mirae Asset.”
Để mở tài khoản chứng khoán, truy cập: MỞ TÀI KHOẢN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TẠI MIRAE ASSET ONLINE
Chúc bạn thành công!