Phân tích cơ bản 15.09.2022
Chỉ số tài chính và các phương pháp phân tích trong báo cáo tài chính doanh nghiệp
1. Phân tích chỉ số tài chính là gì?
Phân tích chỉ số tài chính là một phần quan trọng của phân tích cơ bản. Phân tích các chỉ số liên quan đến việc so sánh các con số với nhau để tạo nên các tỷ số và từ đó dựa vào các tỷ số này để đánh giá xem hoạt động của công ty và khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả nợ vay.
2. Các phương pháp phân tích chỉ số tài chính cơ bản:
Có 2 phương pháp phân tích các chỉ số tài chính là phân tích theo chiều dọc và phân tích theo chiều ngang.
- Phân tích theo chiều dọc là phương pháp so sánh tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng số. Trong đó, mỗi mục hàng được liệt kê dưới dạng tỷ lệ phần trăm giúp việc so sánh giữa các công ty và các ngành trở nên dễ dàng hơn, cũng như các nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể và những biến động của doanh nghiệp.
Các công thức cần thiết:
%Tỷ trọng từng chỉ tiêu = Chỉ tiêu / tổng số
VD: Phân tích theo chiều dọc qua Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Thép Nam Kim
- Phân tích theo chiều ngang là phương pháp so sánh giữa số cuối kỳ và số đầu kỳ của từng mục, bằng cả số tuyệt đối và số tương đối, qua đó giúp các nhà đầu tư nắm được mức độ biến động tăng, giảm của từng ảnh hưởng tới quá trình sinh lợi và trạng thái tài chính của công ty.
Các công thức cần thiết:
Mức tăng (giảm) = Số cuối kỳ - Số đầu kỳ (của cùng 1 chỉ tiêu)
Tỷ lệ tăng (giảm) = Mức tăng (giảm) / Số đầu kỳ
VD: Phân tích theo chiều ngang qua Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Thép Nam Kim
Qua bảng trên, nhà đầu tư có thể thấy được tỷ trọng của các khoản mục so với doanh thu giữa 2 năm thay đổi rõ rệt., lợi nhuận đã tăng cao vượt bật từ (1% năm 2020 lên hơn 11% năm 2021) => Công ty đã hoạt động hiệu quả cao trong năm 2021. Tuy nhiên, Giá vốn hàng bán vẫn ở mức khá cao nhưng đã có sự cải thiện và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm trong năm 2021
3. Các nhóm chỉ số tài chính phổ biến:
Trong báo cáo tài chính có rất nhiều loại chỉ số khác nhau, mỗi chỉ số sẽ mang lại ý nhĩa riêng. Tuy nhiên, khi đánh giá doanh nghiệp, nhà đầu tư nên tập trung vào một số nhóm chỉ số phổ biến dưới đây:
Nhóm chỉ số khả năng sinh lời
Chỉ số khả năng sinh lời là chỉ số giúp nhà đầu tư đánh giá khả năng tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp và cổ đông. Có 4 chỉ số phổ biến phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp bao gồm:
Nhóm chỉ số khả năng thanh toán
Chỉ số khả năng thanh toán là chỉ số giúp nhà đầu tư đánh giá khả năng đáp ứng việc trả nợ (Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn) của doanh nghiệp. Có 3 chỉ số phổ biến phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp bao gồm:
Nhóm chỉ số khả năng hoạt động
Chỉ số khả năng hoạt động là chỉ số giúp nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (khả năng bán hàng, thu hồi nợ,..). Có 4 chỉ số phổ biến phản ánh khả năng hoạt động của doanh nghiệp bao gồm:
Nhóm chỉ số về cơ cấu tài chính
Chỉ số khả năng hoạt động là chỉ số giúp nhà đầu tư đánh giá hiện trạng và sự thay đổi của doanh nghiệp trong cơ cấu về tài sản và nguồn vốn. Có 3 chỉ số phổ biến phản ánh khả năng hoạt động của doanh nghiệp bao gồm:
Có thể thấy, qua việc phân tích các chỉ số tài chính, nhà đầu tư sẽ nắm được các thông tin khái quát và chính xác về tình hình tài chính doanh nghiệp. Từ đó sẽ đưa ra những dự đoán và nhận định về khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai. Và để tìm hiểu sâu hơn về cách tính toán và ý nghĩa đem lại của từng chỉ số tài chính trong mỗi nhóm, Quý nhà đầu tư hãy theo dõi ngay bài giảng tại video Bài 12: Phân tích các chỉ số tài chính
Ngoài ra, nếu bạn là một nhà đầu tư mới cần tìm hiểu về cách đầu tư chứng khoán, hãy truy cập ngay website “MASTER ACADEMY - HỌC CÙNG MAS, TRỞ THÀNH MASTER” để tham gia các khóa học từ cơ bản đến nâng cao nhằm nâng cao kiến thức đầu tư và kinh nghiệm thực tế từ các chuyên gia của CTCK Mirae Asset.”
Để mở tài khoản chứng khoán, truy cập: MỞ TÀI KHOẢN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TẠI MIRAE ASSET ONLINE
Chúc bạn thành công!