Kiến thức đầu tư 07.11.2022
Chỉ số EPS là gì và ứng dụng của EPS trong phân tích cơ bản
1. Tổng quan về chỉ số EPS:
Chỉ số EPS là gì?
Chỉ số EPS (hay còn gọi là Earnings per share) là phần lợi nhuận sau thuế được doanh nghiệp tạo ra tính trên mỗi cổ phiếu thường. Nhà đầu tư phân tích chỉ số này để xác định khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp (hay dự án đầu tư) cũng như đánh giá về sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai qua đó chọn lựa cổ phiếu tiềm năng.
Hiện nay, nhà đầu tư có thể xem nhanh chỉ số EPS của các doanh nghiệp trên các trang web như mastrade.masvn.com/market, Cafef.vn, finance.vietstock.vn, …
VD về tỷ lệ tăng trưởng EPS của CTCP Thép Nam Kim (NKG):
Bảng thông tin cổ phiếu trên MAStrade
Phân loại chỉ số EPS:
EPS được chia làm 2 loại, bao gồm EPS cơ bản (Basic EPS) và EPS pha loãng (Diluted EPS), với công thức tính từng loại như sau:
EPS cơ bản (Basic EPS):
Là chỉ số để tính thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường, không bao gồm các sự kiện có thể làm thay đổi khối lượng cổ phiếu trong tương lai.
Công thức tính:
EPS pha loãng (Diluted EPS):
Là chỉ số được sử dụng trong trường hợp công ty pha loãng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu do phát hành thêm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi,…Các cổ phiếu này sẽ được chuyển thành cổ phiếu thường do đó số lượng cổ phiếu tăng lên trong tương lai, điều này có thể làm giảm thu nhập trên mỗi cổ phiếu.
Công thức tính:
So sánh EPS cơ bản và EPS pha loãng:
Dựa trên công thức trên ta thấy, chỉ số EPS pha loãng luôn thấp hơn chỉ số EPS cơ bản do EPS pha loãng có tính thêm lượng cổ phiếu chuyển đổi. Chính vì vậy, chỉ số EPS pha loãng có độ chính xác cao hơn EPS cơ bản, do nó đã phản ánh các sự kiện có thể làm thay đổi khối lượng cổ phiếu trong tương lai.
Nhưng nếu trong trường hợp doanh nghiệp không có cổ phiếu chuyển đổi, thì chỉ số EPS pha loãng bằng với chỉ số EPS cơ bản.
Và để có thể khái quát được toàn bộ những biến động của thị trường và đo lường được LNST của mỗi cổ phiếu, nhà đầu tư cần quan tâm cả hai chỉ số eps trong chứng khoán.
2. Ý nghĩa của chỉ số EPS:
Trong đầu tư chứng khoán, chỉ số EPS mang một số ý nghĩa như sau:
- EPS cho biết thu nhập trên mỗi cổ phiếu nên nếu chỉ số EPS càng cao thì khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng lớn. Chính vì vậy, EPS cao là một trong những yếu tố thu hút dòng tiền từ các nhà đầu tư và ngược lại.
- So sánh chỉ số EPS qua các thời kỳ sẽ biết được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có EPS 3,4 quý liền kề tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ (tối thiểu 10%) sẽ cho thấy doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng bùng nổ. Đặc biệt, mức tăng trưởng này sẽ càng vững mạnh nếu chỉ số EPS tăng đều qua các năm. Đây chính là một trong những lý do khiến giá cổ phiếu của doanh nghiệp tăng bức phá.
- Ngoài ra, EPS còn là yếu tố để đo lường các chỉ số quan trọng khác như ROE và P/E.
3. Chỉ số EPS được ứng dụng như thế nào trong việc định giá cổ phiếu?
EPS là một chỉ số quan trọng trong hoạt động định giá cổ phiếu và cấu thành nên chỉ số định giá P/E mà bất kỳ nhà đầu tư chứng khoán cần phải chú ý. Đồng thời nó cũng là tiêu chí để đánh giá chất lượng tăng trưởng của doanh nghiệp qua các thời kỳ.
Ứng dụng EPS trong đánh giá chất lượng tăng trưởng lợi nhuận:
Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS Growth rate) là tỷ lệ phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tỷ lệ này càng tăng và ổn định trong dài hạn thì doanh nghiệp càng được đánh giá cao và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Ngược lại, nếu tỷ lệ này không ổn định và có xu hướng giảm thì sẽ cho thấy công ty đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh và chưa thu hút được dòng tiền từ các nhà đầu tư.
Công thức tính:
Trong đó:
- EPS1 là thu nhập trên cổ phiếu của kỳ hiện tại
- EPS0 là thu nhập trên cổ phiếu của kỳ trước
VD về tỷ lệ tăng trưởng EPS của CTCP Thép Nam Kim (NKG):
Qua biểu đồ trên ta thấy, Chỉ số EPS và chỉ số EPS Growth rate của NKG tăng vượt bậc theo từng quý ( từ 330 ở quý 2/2020 đã tăng lên 680 ở quý 3/2020 và tăng vượt ở quý 2/2021 với 6423). Sự tăng trưởng này cho thấy khả năng sinh lời của doanh nghiệp lớn, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp nhanh. Điều đó đã thể hiện qua mức giá của cổ phiếu NKG trong thời điểm này. Giá cổ phiếu NKG tại cuối năm 2020 đã bắt đầu bức phá khỏi giai đoạn tích lũy ở mức giá 8.000 VNĐ/ cổ phiếu và tăng lên ở mức 55.900 VNĐ/ cổ phiếu vào khoảng tháng 10/2021.
4. Một số lưu ý khi sử dụng chỉ số EPS?
- Mặc dù, chỉ số EPS là một trong những chỉ số phân tích được sử dụng phổ biến khi đánh giá cổ phiếu trên thị trường. EPS trong một vài trường hợp vẫn có một số hạn chế cần lưu ý như sau:
- Nếu EPS âm, công thức P/E không còn giá trị. Lúc này, nhà đầu tư bắt buộc phải dùng công cụ hoặc chỉ số khác để tính toán.
- EPS không thể hiện chính xác lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp khi lợi nhuận thay đổi đột biến do bán tài sản,hay doanh nghiệp đang có khoản thu nhập bất thường,..
- Doanh nghiệp có thể làm tăng chỉ số EPS bằng cách giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành của mình thông qua việc mua lại cổ phiếu,… nên nhà đầu tư cần đọc kỹ báo cáo tài chính để nắm được diễn biến thị trường và hoạt động của doanh nghiệp.
- Chỉ số EPS cũng không tính đến mọi yếu tố như dòng tiền, khả năng thanh toán hoặc nợ phải trả của công ty. Do đó, bạn cần kết hợp thêm các chỉ số tài chính khác để đánh giá tổng quan.
Một doanh nghiệp có EPS tăng ổn định trong vòng nhiêu năm thì được đánh giá là một doanh nghiệp có nền tảng tốt. Tuy nhiên, nhà đầu tư không nên chỉ căn cứ vào EPS làm một thước đo tài chính duy nhất mà nên tham khảo kết hợp các chỉ số khác. Trong đó, nổi bật nhất là các chỉ số như P/E (tỷ lệ giá theo thu nhập), ROA (tỷ suất sinh lời trên tài sản), ROE (tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu), tỷ số thanh toán bằng tiền mặt, tỷ số thanh toán nhanh.
Qua các kiến thức trên, có thể thấy chỉ số EPS là một trong những chỉ số cực kỳ quan trọng khi phân tích và định giá doanh nghiệp trong giới đầu tư. Dựa qua việc phân tích chỉ số EPS, nhà đầu tư sẽ đánh giá được khả năng sinh lời cũng như tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp. Từ đó sẽ định giá chuẩn xác cổ phiếu doanh nghiệp để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý. Và để tìm hiểu sâu hơn về cách tính toán và ý nghĩa đem lại của những chỉ số định giá khác, Quý nhà đầu tư hãy theo dõi ngay bài giảng tại video Bài 13: Phân tích các chỉ số định giá
Ngoài ra, nếu bạn là một nhà đầu tư mới cần tìm hiểu về cách đầu tư chứng khoán, hãy truy cập ngay website “MASTER ACADEMY - HỌC CÙNG MAS, TRỞ THÀNH MASTER” để tham gia các khóa học từ cơ bản đến nâng cao nhằm nâng cao kiến thức đầu tư và kinh nghiệm thực tế từ các chuyên gia của CTCK Mirae Asset.”
Để mở tài khoản chứng khoán, truy cập: MỞ TÀI KHOẢN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TẠI MIRAE ASSET ONLINE
Chúc bạn thành công!