Phân tích kỹ thuật 09.08.2022
Những lưu ý khi xác định Kháng cự - hỗ trợ và chiến lược giao dịch tại các ngưỡng này
1. Những lưu ý khi sử dụng vùng Kháng cự - Hỗ trợ?
Những lưu ý mà nhà đầu tư cần nắm rõ khi xác định vùng Kháng cự - Hỗ trợ:
Hỗ trợ và Kháng cự sẽ càng mạnh nếu giá thường xuyên phản ứng tại đó
Khi giá thường xuyên phản ứng “bật lại” tại một vùng Kháng cự hoặc Hỗ trợ mà không thể phá vỡ ra khỏi vùng đó thì nó được xem là một vùng Kháng cự hoặc Hỗ trợ mạnh. Vùng Kháng cự càng mạnh thì khi bị phá vỡ thì giá cũng sẽ tăng mạnh tương ứng và ngược lại, vùng hỗ trợ càng mạnh thì khi bị phá vỡ, giá cũng sẽ giảm mạnh.
Ngưỡng Kháng cự & Hỗ trợ KHÔNG phải luôn luôn được giữ vững.
Khi bị phá vỡ, Kháng cự sẽ trở thành Hỗ trợ và ngược lại Hỗ trợ trở thành Kháng cự. Việc phá vỡ ngưỡng báo hiệu rằng mối quan hệ giữa Cung và Cầu đã thay đổi.
Trường hợp Hỗ trợ trở thành Kháng cự:
Tại giai đoạn trước vào tháng 3, cổ phiếu của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (HVN) đã có dấu hiệu bật tăng tích cực tại vùng giá hỗ trợ 28.500 VNĐ/cp. Nhưng đến tháng 5 khi giá giảm mạnh, vùng hỗ trợ đã bị xuyên thủng và chuyển thành ngưỡng kháng cự. Đến tháng 6, tại mức hỗ trợ 25.000 VNĐ/cp, HVN đã có dấu hiệu bật tăng trở lại sau khi chạm vùng giá này. Nhưng khi giá chạm mức kháng cự 28,500 VNĐ/cp đã được thiết lập trước đó, áp lực bán xuất hiện khiến giá đảo chiều giảm.
Trường hợp Kháng cự thành Hỗ trợ: